Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Mẹo Cực đơn giản chữa đau bụng kinh


Đau bụng kinh là trường hợp thường gặp ở những bạn nữ. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, chị em phải đối mặt với không những là triệu chứng đau lưng, đau tuyến vú mà còn phải đối mặt với những cơn đau bụng giữ dội, thậm chí có người đã phải nhập viện.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do sự giải phóng hoóc môn prostaglandin. Loại hoóc môn đặc biệt này khiến co bóp cổ tử cung trong suốt chu kì, đó cũng là lý do vì sao đôi lúc cơn đau bụng kinh đôi lúc có những đặc điểm tương đồng với cơn chuột rút. Không những vậy, prostaglandin còn khiến các mạch máu cung cấp máu cho cổ tử cung co bóp, dẫn đến cơn đau. Những bạn gái đau bụng kinh dữ dội có lượng hoóc môn prostaglandin tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến cổ tử cung và các mạch máu co bóp mạnh hơn.

Đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Ảnh minh họa

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại, đau bụng nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường chỉ do hoóc môn, không có nguyên nhân đặc biệt. Đau bụng kinh thứ phát có thể do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung hay nhiễm trung vùng hậu. Ngoài ra những tác động tâm lý như một số chị em quá mẫn cảm với cảm giác đau, vận động quá mạnh hoặc bị lạnh, hoặc do cổ tử cung cấu tạo quá hẹp.

Biểu hiện của đau bụng kinh?

Đau bụng kinh khiến bạn cảm thấy bụng đau từ âm ỉ đến dữ dội, sau đó cơn đau này lan tỏa dần đến các vùng xung quanh như đùi, lưng. Chướng bụng, buồn nôn, bị tiêu chảy hoặc ói mửa. Ra nhiều mồ hôi.

Một số mẹo chữa đau bụng kinh

Chườm nước ấm

Với những bạn gái chỉ đau bụng nhẹ âm ỉ, một chai nước ấm chườm ở vùng bụng dưới hoặc ngâm mình trong nước nóng. Cơn đau bụng sẽ không kéo dài, nhưng bạn cũng cần cẩn thận không dùng nước quá nóng có thể gây bỏng. Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen cũng là một giải pháp tốt. Các bạn cũng nên chú ý uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau.

Đắp gừng tươi

Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

Dán cao hoặc xoa dầu

Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.

Massage nhẹ

Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Sữa hoặc sữa chua

Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.

Giữ ấm cho cơ thể

Trong thời kỳ kinh nguyệt cần giữ cho cơ thể ấm áp, bao gồm việc mặc quần áo ấm (trong mùa lạnh), tránh mưa, không rửa nước lạnh, không ngồi trên nền đất lạnh, ẩm ướt. Đau bụng kinh nhẹ có thể uống nhiều nước nóng, chườm bụng bằng túi chườm hay chai nước nóng cũng giúp thư giãn các cơ, giảm đau bụng hiệu quả

Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Tập thể dục

Bạn không muốn đến các phòng tập thể dục trong kỳ "nguyệt san". Tuy nhiên trên thực tế, một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm giảm đau bụng kinh.

Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp trong những ngày này, vừa là để hít thở không khí trong lành, vừa giúp thư giãn các cơ, thoái mái tinh thần và giảm khó chịu trong những ngày "đến tháng".

Ngủ nhiều hơn

Đau bụng kinh và sự khó chịu xung quanh chu kỳ kinh nguyệt là những điều thường xuất hiện trong kì kinh nguyệt khiến chị em mệt mỏi. Để giảm những khó chịu này, hãy tranh thủ ngủ và nghỉ ngơi. Hãy thử thay đổi tư thế ngủ mỗi nửa giờ để các vùng trên cơ thể như: thắt lưng, bụng và dạ dày được thư giãn tốt. Như thế bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều trong kỳ đèn đỏ của mình.

Dùng vitamin E

Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả.

Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau bụng kinh, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh ngày đèn đỏ các bạn gái nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày đèn đỏ, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng.

Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay... Tránh để cơ thể bị lạnh, ướt trong thời kì kinh nguyệt. Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.

Không nên coi thường khi đau bụng kinh

Cảm giác đau ở bụng dưới, thường đau nhẹ và có thể kéo dài vài giờ. Sau khi uống thuốc giảm đau là bạn có thể hoạt động bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau bụng ghê gớm và bị chảy máu hững cơn đau này là mạn tính, có thể bạn đang mắc bệnh gì đó nghiêm trọng hơn.



Chị em khi thấy đau bụng kinh quá, kéo dài không chịu được nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Ảnh minh họa

Theo BS Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh.

Thường phụ nữ từ 14 tuổi đến 49 tuổi sẽ thấy kinh mỗi tháng một lần, mỗi lần 3-5 ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên mức độ đau ở mỗi người khác nhau, có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau, cũng có người đau dữ dội.

Bác sĩ Dung cũng khuyến cáo, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng... Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.

Trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng...

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong, bác sĩ Dung cho biết.

Vì thế, chị em khi thấy đau bụng kinh quá, kéo dài không chịu được nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét